Phòng Sinh thái Cảnh quan

01/10/2013 11:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: TS. Vương Hồng Nhật

Phó trưởng phòng: TS. Nguyễn Văn Hồng

Các cán bộ, viên chức:

- PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm

- ThS. Trần Thị Nhung

- ThS. Nguyễn Phương Thảo

- ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

- ThS. Nguyễn Đức Thành

Liên lạc: Phòng 501, nhà A27, Viện Địa lý

2. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu cơ bản Sinh thái Cảnh quan, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các đơn vị lãnh thổ.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý tài nguyên và môi trường; Phát triển các công cụ phân tích, khai thác dữ liệu, hệ chuyên gia hỗ trợ ra quyết định.
  • Xây dựng triển khai các mô hình dự báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai: ngập lụt; xói mòn; trượt lở.
  • Nghiên cứu các vấn đề về quản lý, đánh giá tác động môi trường; Quản lý tổng hợp lưu vực; Quản lý đới ven bờ, v.v...
 
3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:
     Phòng Sinh thái Cảnh quan có nhiều kinh nghiệm trong công tác đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
     Thế mạnh của Phòng tập trung vào các lĩnh vực sau:
  • Nghiên cứu cơ bản Sinh thái Cảnh quan, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các đơn vị lãnh thổ.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý tài nguyên và môi trường; phát triển các công cụ phân tích, khai thác dữ liệu, hệ chuyên gia hỗ trợ ra quyết định.
  • Nghiên cứu hiện trạng và phân bố các nhân tố gây ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu, quản lý tài nguyên.
  • Xây dựng triển khai các mô hình dự báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai: Ngập lụt; xói mòn, trượt lở, v.v...
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ và GIS, hệ thống thông tin quản lý tài nguyên và môi trường; Phát triển các công cụ phân tích, khai thác dữ liệu, hệ chuyên gia hỗ trợ ra quyết định;
  • Xây dựng, phát triển các tài sản trí tuệ mang nguồn gốc địa lý, truy xuất nguồn gốc nông, lâm, đặc sản.
4. Các thành tựu nổi bật:
a) Hoạt động khoa học     
Trong thời gian 30 năm qua, Phòng Sinh thái cảnh quan đã chủ trì thực hiện được nhiều đề tài cấp Quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh; công bố nhiều bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế và quốc gia; sách chuyên khảo; phát minh bằng sáng chế, cụ thể:
  • Đã chủ trì và tham gia thực hiện được 08 đề tài cấp Quốc gia từ năm 2010 cho đến hiện nay; chủ trì 02 đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; chủ trì 05 đề tài hợp tác với Bộ, ngành và địa phương;
  • Đã công bố được nhiều tập bản đồ, Atlas về cảnh quan cũng như các Khu bảo tồn. Đặc biệt, ứng dụng về công nghệ GIS cảnh bảo ngập lụt tại khu vực miền Trung từ 2001 - 2005. Ngoài ra, Phòng đã xuất bản 06 bộ sách chuyên khảo và nhiều bài báo khoa học đăng trong các Tạp chí trong nước. Đặc biệt, 3 năm gần đây, Phòng đã công bố được 03 bài báo trên Tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế thuộc danh sách SCI và 05 bài báo trong các Hội nghị quốc tế

b. Hoạt động đào tạo sau đại học

Trong thời gian qua, Phòng đã hướng dẫn thành công 9 Tiến sỹ, 20 Thạc sỹ.

Bên cạnh đó, Phòng đã mở rộng hợp tác với các đối tác đến từ Đài Loan, Lào, Campuchia

Liên kết website khác