• Bảo vệ Đề tài cấp cơ sở và nhiệm vụ cơ sở ...
    Ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2017, Hôi đồng Khoa học Viện Địa lý đã tổ chức buổi bảo vệ cho các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Viện thực hiện trong năm 2017, trong đó có 14 đề tài chuyên môn cấp phòng, 01 đề tài của Đoàn Thanh niên và 03 nhiệm vụ cơ sở dành cho cán bộ trẻ.
  • Lịch bảo vệ Đề tài cấp cơ sở và nhiệm vụ cơ ...
    Theo thông báo số 06/HDKH16-18 của Hội đồng Khoa học Viện Địa lý ngày 11 tháng 12 năm 2017. Lịch bảo vệ đề tài cấp cơ sở của các phòng diễn ra từ 8:30 đến hết ngày 18/12/2017. Lịch bảo vệ nhiệm vụ cơ sở cho cán bộ trẻ năm 2017 sẽ diễn ra từ 8:30 đến 10:00 ngày 19/12/2017
  • Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện ...
    Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu ở nước ta là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm, khô hạn và sa mạc hóa. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự suy thoái tài nguyên đất Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng do nhiều quá trình tự nhiên, xã hội khác nhau đồng thời tác động. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCNVN do PGS. TS. Phạm Quang Vinh chủ trì đã triển khai đề tài VAST.ĐTCB.03/14-15 “Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện Biên và Lai Châu bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất bền vững", thực hiện trong thời gian 2014-2016.
  • Bộ tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hệ thống mục ...
    Ngày 15 tháng 11 năm 2016 Bộ Tài chính ra Thông tư số 300/2017/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước.
  • Danh mục các đề tài, dự án khoa học đã thực hiện ...
    Danh mục này bao gồm các đề tài, dự án khoa học các cấp: Nhà nước, Bộ, Viện Hàn lâm, Cơ sở, Hợp tác địa phương, Hợp tác quốc tế ... do trong và ngoài Viện Địa lý thực hiện tại trạm Cồn Vành, Thái Bình và lân cận giai đoạn 2010-2016.
  • Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ ...
    Hiện nay môi trường nước vùng cửa sông ven bờ bị tác động rất mạnh bởi các hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, phát triển cảng biển, mở rộng đô thị, nuôi trồng thủy sản, cũng như bởi biến đổi khí hậu. Các vùng biển mở, do chế độ động lực mạnh, đã đưa các chất gây ô nhiễm từ nơi khác đến tích tụ, gây ra suy thoái môi trường nước. Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và có hiệu quả hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ.
  • Một số tình hình mới liên quan tới khắc phục hậu quả ...
    Ngày 04/11/2016, Ban Tuyên giáo - Đảng ủy Khối ccs Cơ quan TW có công văn số 158-CV/BTG về việc gửi tài liệu tuyên truyền về tình hình liên quan đến khắc phục sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN, Chi Ủy Viện Địa lý triển khai tài liệu "Một số tình hình mới liên quan tới khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung" và một số thông tin liên quan tới toàn thể Đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động Viện Địa lý được biết.
  • Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII
    Ngày 30-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW. Đây là nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chi bộ Viện Địa lý trân trọng giới thiệu toàn văn với Đảng viên và cán bộ trong Viện.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
Liên kết website khác