1. Nguồn nhân lực:
Trưởng phòng: PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền
Các cán bộ, viên chức:
- PGS.TS. Phạm Quang Vinh
- CN. Nguyễn Ngọc Anh
- ThS. Nguyễn Thanh Bình
- ThS. Vũ Thị Kim Dung
- ThS. Phạm Hà Linh
- ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền
- ThS. Nguyễn Ngọc Thắng
- ThS. Nguyễn Văn Mạnh
Liên lạc: Phòng 610 và 609, nhà A27, Viện Địa lý
Số điện thoại: 02438362607
2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS để giám sát tài nguyên và môi trường, thành lập các bản đồ tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng CSDL, công nghệ Web-GIS về tài nguyên, môi trường; ứng dụng các mô hình trong nghiên cứu địa lý, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch môi trường.
- Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và phương pháp luận của khoa học bản đồ; xây dựng các tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp, Atlas điện tử cho các tỉnh; các vùng và toàn quốc.
- Phát triển các phần mềm tin học nhằm xây dựng và khai thác hiệu quả CSDL GIS, từng bước định lượng hóa kết quả trong nghiên cứu địa lý.
- Nghiên cứu ứng dụng tư liệu Viễn thám siêu cao tần trong nghiên cứu các đối tượng lớp vỏ Trái đất, nhất là các yếu tố vật lý đại dương.
- Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Viễn thám, bản đồ và GIS.

3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:
- Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật xây dựng CSDL GIS phục vụ giám sát tài nguyên, môi trường và tai biến thiên nhiên.
- Nghiên cứu và xây dựng quy trình thành lập bản đồ chuyên đề, altas các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, v.v...).
- Nghiên cứu xử lý tư liệu Viễn thám đa phổ, siêu phổ, radar,... ứng dụng trong các lĩnh vực điều tra, đánh giá chất lượng đất, nước, không khí, thảm thực vật, v.v...
- Nghiên cứu và phân tích dữ liệu không gian phục vụ đánh giá hiện trạng và dự báo tài nguyên, môi trường và tai biến thiên nhiên.
- Ứng dụng các mô hình đánh giá, dự báo tai biến thiên nhiên, như: Đánh giá và dự báo trượt lở đất, hạn hán, thoái hóa đất, hoang mạc hóa, xâm nhập mặn, lũ lụt, cháy rừng; dự báo năng suất cây trồng; đánh giá và dự báo tổn thương tài nguyên, môi trường, xã hội, v.v...
- Hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học và xuất bản, trao đổi khoa học (tham gia hội thảo, đào tạo). Tiếp nhận sinh viên, học viên, NCS đến thực tập.
- Thiết bị: Máy tính cấu hình mạnh; máy GPS, máy ảnh số gắn GPS, máy đo phổ, v.v...
- Phần mềm: Phần mềm GIS (ArcGIS), phần mềm Viễn thám.
4. Đào tạo sau đại học:
Trong thời gian qua, các cán bộ Phòng Viễn thám, Bản đồ và Hệ thông tin địa lý đã đào tạo được 05 TS và 11 ThS.
5. Các thành tựu nổi bật:
Trong 25 năm qua, Phòng Viễn thám Bản đồ và Hệ thông tin địa lý đã chủ trì thực hiện nhiều đề tài cấp Quốc gia, công bố nhiều bài báo khoa học, sách chuyên khảo, cụ thể:
- Đã chủ trì và tham gia thực hiện được 04 đề tài cấp Quốc gia; 02 đề tài hợp tác quốc tế; 05 đề tài cấp Bộ;
- Đã công bố được 51 bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế và trong nước; 02 sách chuyên khảo.