Phòng Nghiên cứu và Xử lý Thông tin Môi trường

17/09/2013 11:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: TS. NCVC. Nguyễn Thanh Hoàn

Các cán bộ, viên chức:

- ThS. Hồ Lệ Thu (Phó Trưởng phòng)

- TS. Nguyễn Kim Anh

- TS. Nguyễn Văn Dũng

- ThS. Hoa Thúy Quỳnh

- CN. Lê Đức Hạnh

- CN. Đào Quang Đông

Liên lạc: Phòng 608, nhà A27, Viện Địa lý

2. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực địa tin học, quan sát trái đất, phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực địa lý như: địa tin học, quan sát trái đất, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Bigdata, thiết bị không người lái,… vào quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Cung cấp dịch vụ KH&CN trong các lĩnh vực: điều tra, khảo sát, đo đạc địa hình; điều tra, khảo sát, đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên; thẩm định, tư vấn, giám sát, phản biện trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Quản lý, vận hành và khai thác các trang thiết bị được giao phục vụ công tác xây dựng, cập nhật, lưu trữ cơ sở dữ liệu địa lý.
  • Đào tạo và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nêu trên.

 

3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:

     Phòng Nghiên cứu và Xử lý thông tin Môi trường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng tư liệu Viễn thám phục vụ theo dõi và quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Phòng được trang bị nhiều thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu lớn như: Máy bay không người lái UAV; hệ thống thiết bị trắc địa; máy đo phản xạ phổ;… các phần mềm chuyên dụng cho việc xử lý tư liệu Viễn thám như: PCI, ERDAS IMAGINE, ArcGIS, Atcor, SpacEyes 3D,...  

     Thế mạnh của Phòng tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu sau:

  • Xử lý chuỗi dữ liệu Viễn thám đa thời gian một cách tự động, cụ thể: Phát triển các thuật toán xử lý phân loại tự động tư liệu Viễn thám đa thời gian, kết hợp tư liệu quan học và siêu cao tần đa thời gian, xử lý lọc bỏ mây tự động trên bộ tư liệu Viễn thám đa thời gian;
  • Sử dụng tư liệu Viễn thám đa thời gian xây dựng các bản đồ chuyên đề, theo dõi diễn biến môi trường, cụ thể: Xây dựng bản đồ lớp phủ, hiện trạng sử dụng đất, rừng, giám sát diễn biến rừng, mặt nước,....
  • Giám sát các sự cố môi trường bằng tư liệu Viễn thám vệ tinh và UAV: Giám sát sự cố tràn dầu, ô nhiễm nước, sự cố môi trường và thiên tai.
  • Xây dựng CSDL môi trường: Kết hợp tư liệu Viễn thám, GIS và các công cụ lập trình online để xây dựng các loại CSDL thời gian thực phục phụ theo dõi, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

4. Đào tạo sau đại học:

- Cán bộ trong phòng đã hướng dẫn thành công được 19 Tiến sỹ và 22 Thạc sỹ.

- Thống kê từ khi thành lập phòng, đã có 04 cán bộ của phòng được đào tạo trình độ Tiến sỹ (trong đó có 03 Tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài) và 02 cán bộ được đào tạo trình độ Thạc sỹ.

5. Các thành tựu nổi bật:

  • Trong 5 năm từ 2018 đến 2022, cán bộ của Phòng đã chủ trì và nghiệm thu thành công 04 đề tài cấp Nhà nước (trong đó 02 có đề tài Nafosted), 02 đề tài cấp Bộ, mở mới và đang triển khai thêm 02 đề tài cấp Bộ khác;
  • Trong 5 năm từ 2018 đến 2022, cán bộ của Phòng đã xuất bản 21 bài báo trên tạp chí SCIE, trong đó có 11 bài cán bộ của Phòng là tác giả chính, nhiều bài trong số đó được đăng trên những tạp chí có chỉ số IF rất cao (IF>5);
  • Trong 5 năm từ 2018 đến 2022, Tập thể cán bộ Phòng Nghiên cứu Xử lý Thông tin Môi trường đã 2 lần được Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cấp Viện Hàn lâm KHCNVN;
  • Liên tục trong nhiều năm qua, Tập thể Phòng Nghiên cứu và Xử lý Thông tin Môi trường được tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Viện Địa lý, nhiều cá nhân trong phòng được tăng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở", "Bằng khen của Viện trưởng",...
Liên kết website khác