Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất

18/09/2013 11:59

1. Nguồn nhân lực:

Trưởng phòng: TS. Nguyễn Mạnh Hà

Phó trưởng phòng: TS. Nguyễn Thị Thủy

Các cán bộ, viên chức:

- TS. Nguyễn Văn Dũng

- ThS. Hoàng Quốc Nam

- ThS. Nguyễn Thái Sơn

- ThS. Hoàng Thị Huyền Ngọc

- ThS. Vũ Thị Thu Hường

- ThS. Nguyễn Công Long

- CN. Nguyễn Đức Toàn

Liên lạc: Phòng 701, nhà A27, Viện Địa lý

2. Chức năng, nhiệm vụ:
  • Nghiên cứu cơ bản các quy luật địa lý phát sinh đất; Các quá trình thoái hóa đất, hoang mạc hóa và phân loại đất.
  • Nghiên cứu, điều tra tổng hợp hệ sinh thái đất, địa mạo thổ nhưỡng, đánh giá tài nguyên và môi trường đất, đánh giá đất đai, phân vùng địa lý thổ nhưỡng, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch lãnh thổ và các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai, phục hồi, cải tạo đất, ngăn ngừa thoái hoá và ô nhiễm đất, bảo vệ tài nguyên môi trường
  • Ứng dụng các phương pháp hiện đại (viễn thám, bản đồ, GIS, mô hình hóa,…) trong nghiên cứu và thành lập bản đồ chuyên ngành các tỷ lệ về tài nguyên đất, thoái hoá đất, phân hạng đất đai,….
  • Ứng dụng triển khai và chuyển giao công nghệ tiên tiến thích hợp xây dựng các mô hình cải tạo phục hồi hệ sinh thái đất, mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái cho các vùng lãnh thổ; Công nghệ chế tác và bảo quản tiêu bản đất phục vụ cho các khu bảo tồn và bảo tàng thiên nhiên.
  • Tư vấn, giám sát, thẩm định, phản biện dự án, chương trình quy hoạch lãnh thổ, sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ; Cung cấp dịch vụ điều tra, khảo sát, quan trắc, lấy mẫu đất, trầm tích phục vụ phân tích và nghiên cứu.
  • Tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa lý và các lĩnh vực khác có liên quan.

 

 
3. Năng lực và trang thiết bị nghiên cứu:  

     Trong 30 năm hình thành và phát triển, Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất đã triển khai nhiều đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn. Lực lượng cán bộ nghiên cứu có tính kế thừa giữa các thế hệ với nhiều kinh nghiệm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đất; thoái hóa đất. Phòng đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu thoái hóa đất cấp tỉnh, cấp vùng, theo lưu vực sông. Hiện nay, Phòng mở rộng hướng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nâng cao độ phì, cải tạo, phục hồi đất; nghiên cứu công nghệ bảo quản đất, chế tác tiêu bản đất. Các thế mạnh nghiên cứu của Phòng là: Điều tra, đánh giá tài nguyên và môi trường đất, thoái hóa đất và hoang mạc hóa; Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa; Tư vấn, giám sát, thẩm định các dự án, chương trình quy hoạch lãnh thổ, sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường; Ứng dụng Viễn thám, bản đồ và GIS trong nghiên cứu và đánh giá tài nguyên đất; Đào tạo đại học, sau đại học và hợp tác quốc tế trong trong lĩnh vực địa lý thổ nhưỡng, khoa học đất, và các chuyên ngành liên quan.

4. Đào tạo sau đại học:

- Cán bộ hướng dẫn (Tiến sỹ; Thạc sỹ; Đại học): Các cán bộ Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất đã đào tạo được 11 Tiến sỹ, đang đào tạo 03 NCS và 20 Thạc sỹ.

- Cán bộ được đào tạo (Tiến sỹ; Thạc sỹ) : Có 6 cán bộ được đào tạo Tiến sĩ, 03 cán bộ đang làm NCS; 05 thạc sĩ

5. Các thành tựu nổi bật:

     Trong 30 năm qua, Phòng Địa lý Thổ nhưỡng và Tài nguyên đất đã chủ trì thực hiện được nhiều đề tài cấp Quốc gia, công bố nhiều bài báo khoa học và sách chuyên khảo, cụ thể:

  • Chủ trì các đề tài (Nhà nước; Bộ/Ngành/Địa phương và tương đương; Cấp cơ sở): Đã chủ trì 05 đề tài cấp Nhà nước; 02 đề tài cấp Viện Hàn lâm; 06 đề tài cấp cơ sở và cơ sở chọn lọc.

  • Công bố Khoa học (Bài báo quốc tế; Bài báo quốc gia; Báo cáo khoa học tài Hội nghị quốc tế/quốc gia; Xuất bản sách (chuyên khảo; thamkhảo; giáo trình): Đã công bố được 18 bài báo khoa học trên Tạp chí quốc tế, trong đó có nhiều bài trong danh mục SCI; 18 bài báo khoa học trong Tạp chí chuyên ngành; 11 bài báo Hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế; 05 sách chuyên khảo.

Liên kết website khác