Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp các giải pháp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái khu vực bãi thải và khu khai thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa hoang mạc hóa, sử dụng đất hiệu quả, bền vững vùng Tây Nguyên

08/09/2020 11:59

THÔNG TIN ĐỀ TÀI

Tên đề tài Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp các giải pháp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái khu vực bãi thải và khu khai thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa hoang mạc hóa, sử dụng đất hiệu quả, bền vững vùng Tây Nguyên
Mã số đề tài TN17/T04
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Địa lý
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây nguyên 2016-2020
Họ và tên TS. Nguyễn Mạnh Hà
Thời gian thực hiện 01/08/2017 - 31/08/2020
Tổng kinh phí 9.700 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Xác lập cơ sở khoa học để cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất ngăn ngừa thoái hóa đất và hoang mạc hóa.
- Xây dựng được mô hình thí điểm nhằm cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất phù hợp cho một số bãi thải, khu vực khai thác khoáng sản điển hình.
- Xác định và tuyển chọn được 3-5 loại thực vật, cây trồng thích hợp nhằm cải tạo đất bãi thải, khu khai thác khoáng sản.
- Đề xuất được nhóm giải pháp chính sách, nhóm giải pháp công nghệ, tổ hợp công nghệ cho việc cải tạo, phục hồi, quản lý sử dụng đất bền vững.

 

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
- Báo cáo: Cơ sở khoa học cho cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất sau khai thác khoáng sản;
- Bộ cơ sở dữ liệu sơ đồ, bản đồ về bãi thải, khu khai thác khoáng sản (tỷ lệ 1:10.000 và 1:50.000);
- Báo cáo: Xây dựng bản đồ phân bố và biến động của bãi thải, khu khai thác khoáng sản vùng Tây Nguyên bằng tư liệu viễn thám và GIS;
- Báo cáo: Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các mô hình cải tạo, phục hồi hệ sinh thái sau khai thác khoáng sản;
- Báo cáo: Kết quả xác định 3-5 loài thực vật, cây trồng thích hợp, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhằm cải tạo đất bãi thải, khu khai thác khoáng sản;
- Báo cáo: Giải pháp chính sách, công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật cho việc cải tạo, phục hồi, quản lý, sử dụng đất bền vững hệ sinh thái sau khai thác khoáng sản; Bản hướng dẫn kỹ thuật về cải tạo, phục hồi bãi thải, khu khai thác khoáng sản;
- Trang WebGIS: cập nhật Cơ sở dữ liệu Mỏ khai thác khoáng sản Tây Nguyên.
Về ứng dụng:
03 mô hình thực nghiệm được dự kiến ứng dụng và chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV (Lâm Đồng) và Doanh nghiệp tư nhân Lý Kình (Gia Lai) vào năm 2021-2022, bao gồm:
+ Mô hình 1. Cải tạo, phục hồi hệ sinh thái (môi trường đất) ở bãi thải, khu vực mỏ sau khai thác quặng bauxite (tại Lâm Đồng);
+ Mô hình 2. Cải tạo, phục hồi hệ sinh thái (môi trường đất) ở bãi thải, khu vực mỏ sau khai thác vật liệu xây dựng (tại Gia Lai);
+ Mô hình 3. Thiết lập thảm thực vật trên bùn thải sau tuyển quặng bauxite (tại Lâm Đồng).

Những đóng góp mới

- Đề tài góp phần làm giàu cơ sở dữ liệu khoa học về các giải pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ môi trường đất; bổ sung, hoàn thiện phương pháp tiếp cận toàn diện và tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường đất, nước, giảm hàm lượng các kim loại nặng, cải thiện hệ sinh thái... tại các bãi thải, khu sau khai thác khoáng sản; góp phần ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa đất, hoang mạc hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
- Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu về chọn loài cây trồng, tập quán canh tác của cộng đồng địa phương, đề tài đã triển khai đồng bộ các giải pháp công nghệ và tổ hợp công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã thành công của Chương trình Tây Nguyên 3 (giai đoạn 2011-2015) từ việc lựa chọn loài cây phù hợp với từng dạng lập địa, đáp ứng được mục đích hoàn phục môi trường trên đất thải sau khai thác bauxite, bùn thải sau tuyển quặng bauxite và khai thác vật liệu xây dựng đến xây dựng các mô hình khảo nghiệm- trình diễn. Sau đó, đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho các loài cây được lựa chọn và sử dụng các sản phẩm của Chương trình Tây Nguyên 2011-2015. Đây là tính mới của đề tài, vì đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực này được tiến hành một cách có hệ thống ở Tây Nguyên và Việt Nam.

Ảnh nổi bật đề tài
1635218795214-123. ng mạnh hà 3.png.jpg.png
Liên kết website khác