• Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII
    Sáng nay, ngày 01/ 11/ 2014, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với tiêu đề "Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, hội nhập và phát triển" đã long trọng diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Hội Địa lý Việt Nam kết hợp với Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và Hội Địa lý Tp. Hồ Chí Minh. Hội nghị sẽ diễn ra trong 01 ngày tại Khách sạn Sen Việt, 33 Cao Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Các công trình trong tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý ...
    Danh sách các công trình đăng trên tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII được Ban tổ chức Hội nghị tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tác giả, tập thể tác giả đến từ các đơn vị trên cả nước như Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Hội Địa lý Tp HCM, Viện Địa lý (Viện HLKH&CN Việt Nam), Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Địa lý Thái Nguyên, Hội Địa lý và Tài nguyên Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
  • Giới thiệu Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Địa ...
    Tiến tới Hội nghị toàn quốc Hội Địa lý Việt Nam khóa VI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Hội Địa lý thành phố HCM long trọng tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề: “Khoa học Địa lý Việt Nam trong chiến lược Đổi Mới, Hội nhập và Phát triển”.
  • Ngày 01/10/2014, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra Quyết định số 1497 /QĐ-VHL ban hành Quy định của Viện Hàn lâm KHCNVN về Quản lý các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Tóm tắt kết quả hoạt động đề tài "Nghiên cứu đánh giá, ...
    Đề tài: Nghiên cứu đánh giá, phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy và đề xuất các giải pháp kiểm soát cháy rừng và giảm thiểu ô nhiễm khói mù tỉnh Đắk Lắk. Mã số VAST05.02/12-13 do TS. Lưu Thế Anh làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu, sau đây là tóm tắt một số kết quả chính của đề tài.
  • Giới thiệu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ ...
    Thực hiện kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm học 2014 – 2015, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Địa lý Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề “Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, phát triển và hội nhập” nhằm tổng kết, đánh giá các kết quả nghiên cứu, đào tạo đã đạt được của các nhà địa lý cả nước trong những năm vừa qua, theo hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững – một hướng phát triển quan trọng của nước ta trong thế kỉ XXI và đồng thời thảo luận, đề xuất các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cho mục đích phát triển ngành trong giai đoạn tới.
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
Liên kết website khác